Hướng dẫn bảo quản giày dép
Khác với những chất liệu thông thường, đồ da luôn đòi hỏi rất nhiều bước đòi hỏi xử lí cẩn thận, chỉnh chu nhất để mang lại cho người dùng sản phẩm da chất lượng, sang trọng. Chính vì thế, đồ da cũng cần phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, tỉ mỉ hơn. Hãy cùng PABNO tìm hiểu CÁCH BẢO QUẢN GIÀY DA để đôi giày của bạn luôn bền đẹp theo thời gian nhé !
Nguyên nhân khiến những đôi giày dễ hỏng
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi giày của bạn bị hỏng nhưng chủ yếu là do thời tiết, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với độ ẩm cao, đặc biệt là những ngày mưa khiến giày của bạn bị ngấm nước, bị ẩm, chưa cẩn thận trong cách bảo quản giày da…Nắng nóng cũng là một nguyên nhân khiến giày của bạn mất dáng và chất da sẽ dễ dàng bị nổ.
- Nếu chỉ đổ tại những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc đôi giày của bạn bị hỏng thì chưa đủ, cái chính vẫn là do bản thân bạn chưa ý thức được việc phải giữ một đôi giày luôn mới. Đương nhiên điều đó có thể chấp nhận được nếu bạn sử dụng một đôi giày với mức giá không cao còn nếu quyết định chi một sản phẩm chất lượng thì bạn nên thường xuyên vệ sinh và bảo quản đôi giày của mình.
Những trường hợp thường gặp phải khi sử dụng giày da và cách xử lý
1. Giày da bị ẩm ướt
Giày bị ướt: Trong trường hợp giày bị ướt do nước mưa hay do vấn đề nào đó gây nên làm nước ngấm vào giày thì đầu tiên hãy rút miếng lót ra và hong khô đôi giày trong nhà. Lau qua những vết bẩn bằng vải ướt sau đó lau khô lại một lượt. Sau đó, xé nhỏ giấy báo và độn đầy trong giày để giữ cho đôi giày da không bị mất dáng và chóng khô giày. Tuyệt đối không mang giày ra ngoài phơi nắng bởi lớp da sẽ bị cứng, da sẽ rách và gây đau chân khi sử dụng.
Giày bị ẩm: Khi giày bị ẩm bạn có thể bỏ một chút vôi bột hoặc có thể dùng bột Trapha (bột này bạn có thể mua ngoài hiệu thuốc nhé) rắc đều xung quanh cả trong lẫn ngoài giày. Vừa có tác dụng khử mùi hôi giày vừa có tác dụng hút ẩm một cách nhanh chóng. Nếu bên trong giày làm bằng lông nỉ bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp chỉ vài phút giày sẽ khô ráo hơn.
Lưu ý: Trong những ngày mưa, nên hạn chế để giày tiếp xúc với nước bởi chúng rất dễ khiến đôi giày của bạn bị bong lớp keo dẫn đến hiện tượng nước có thể bị ngập vào bên trong và đó cũng là cách bảo quản giày da tốt nhất
2. Cách vệ sinh và làm sạch bóng giày da
– Vỏ chuối sau khi ăn xong bạn đừng vội vàng vứt đi, mà hãy dùng mặt dưới của chiếc vỏ để lau khắp bề mặt bên ngoài chiếc giày. Trong vỏ chuối chứa chất danning không chỉ có tác dụng tẩy sạch vết bẩn mà còn giúp đôi giày da luôn sáng bóng
– Dùng sữa tươi không đường lau giày sẽ làm cho độ bền của đôi giày hay các đồ da không bị rạn nứt.
– Đôi tất cũ của bạn còn có tác dụng hữu ích nữa đấy. Dùng tất thấm vào xi giày, sẽ làm cho đôi giày sáng bóng mà không trầy xước.
– Đừng bận tâm lo lắng khi đôi giày da trắng của bạn bị bẩn. Chỉ cần dùng giấm thấm vào vết bẩn của giày và lau sạch bằng khăn khô sau đó đánh xi trắng là như mới luôn. Nếu bạn có sở hữu vài đôi giày vải, thì hãy xem cách giặt và làm sạch như mới luôn lúc này nhé
*Lưu ý: Để đánh bóng làm mới giày da một cách hiệu quả, trước khi đánh xi bạn nên lau sạch bụi bẩn bám lên giày. Sử dụng xi một cách hợp lý với xi nước và xi kem. Lưu ý nên tháo dây trước khi đánh giày.
Nếu đôi giày da của bạn màu trắng, bạn cần có cách vệ sinh riêng biệt để giúp chiếc giày trắng sáng như mới bằng
3. Giày da bị nứt, nổ, bong tróc
Giày da nếu bạn sử dụng liên tục, sau một thời gian dài sẽ phai dần màu, hoặc nứt da. Đừng vôi vàng thay mới nếu đó là đôi giày mà bạn yêu thích. Bạn có thể dùng mực tàu nhúng vào chút lòng trắng trứng gà rồi đánh đều lên bề mặt da. Khi đã quét xong bạn đem giày ra nơi khô thoáng để phơi. Thêm một lần đánh xi nữa và bạn sẽ bất ngờ đôi giày của mình hoàn lại như mới.
4. Giày da bị nấm mốc
Bạn pha 5ml dung dịch diệt nấm cùng với 500ml nước rồi dùng miếng bọt biển thấm vào và chà sát lên vùng bị nấm mốc. Sau đó lau lại bằng miếng bông hoặc vải đã thấm nước súc miệng diệt khuẩn. Để giày nơi khô ráo và đánh lại bằng xi giày
Nếu vết mốc khó đi, bạn có thể dùng một chút xà phòng, đánh nhẹ lên phần bị mốc rồi lau lại bằng nước và khăn khô. Để nơi thoáng mát khô ráo tự nhiên là được nhé.
5. Làm mềm giày da
– Khi mới mua về giày da thường cứng sẽ làm bạn cảm thấy đau gót chân. Để làm mềm da giày, bạn sử dụng một miếng mút thấm nước và chà nhẹ lên bề mặt da, da giày sẽ mềm hơn. Lưu ý, không nên lạm dụng việc này thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da nhé.
– Giày da dùng lâu ngày bị cứng, bạn cắt nửa củ khoai tây ra và chà nhẹ lên bề mặt da, hay có thể pha một chút sữa tươi không đường cùng nước cốt chanh phết nhẹ lên da, nếu có một chút dầu lửa thì bạn bôi lên cũng được nhé. Sau đó đánh xi cùng màu da giày
6. Cách cất giữ và bảo quản giày da
Nếu bạn thường xuyên sử dụng giày, nên lau sạch và đánh xi từ 1 đến 2 lần trong tuần.
Nếu bạn ít khi sử dụng thì trước lúc đi bạn nên đánh xi để làm sạch bụi bẩn.
Với những đôi giày chờ đến dịp mới sử dụng thì nên đánh xi hay sáp đánh bóng cho thật sạch và sau đó nhét giấy báo vào giày để giữ phom giày không bị biến dạng, rồi cất giữ trong túi nylon. Hoặc mỗi lần cất giữ giày bạn nên dùng mỡ lợn hoặc dầu thực vật để bôi lên da giày để giữ da. Đây là cách bảo quản giày da không bị nổ một cách tốt nhất
Đồ da rất đẹp - sang trọng, khẳng định giá trị của người mang nhưng nếu không biết bảo quản thì giày sẽ mau xuống màu, không còn bóng và xuất hiện vết nứt rất xấu. Thế nên đừng bỏ qua những lưu ý trên, những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn giữ được giày da của mình luôn bền đẹp nhé!